Hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi
Hồ sơ công bố sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc
Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc được chia làm 02 thủ tục cơ bản: Tự công bố sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc trong nước và tự công bố sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc nhập khẩu.
Như vậy, thành phần hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đầu tiên cần tìm hiểu là đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc sản xuất trong nước:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm;
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
Mẫu của nhãn sản phẩm.
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc nhập khẩu bao gồm tài liệu sau:
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.